Trào ngược ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên gặp bác sĩ?

Phongkhamsaigonmekong.com – Chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh thường.xảy ra nhiều lần trong ngày, ngay cả đối với những em bé khỏe mạnh. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, không nguy hiểm và sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. trào ngược ở trẻ cai lậy

1. Chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh

1.1. Trào ngược axit (GER)

Hiện tượng trào ngược ở trẻ em xảy ra khi thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến bé bị trớ hoặc nôn ra. Bạn có thể yên tâm nếu như bé vẫn tăng cân và phát triển bình thường dù bị trào ngược thường xuyên. Triệu chứng phổ biến và không có nhiều nguy hiểm này gọi là trào ngược axit (GER), gây ra bởi.nhiều axit dạ dày đẩy lên kích thích cổ họng hoặc thực quản của bé. Thông thường, tình trạng này không phải là dấu hiệu của các loại bệnh lý, chẳng.hạn như dị ứng hay tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa.

1.2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đều bị trào ngược và sẽ tự động khỏi khi bé mới biết đi. Tuy nhiên nếu sau 18 tháng tuổi, trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược thì đây có thể là dấu hiệu của một.căn bệnh khác nghiêm trọng hơn, đó là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một biến chứng hiếm gặp và nguy.hiểm của trào ngược axit (GER).

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé thường xuyên nôn trớ có thể dễ mắc GERD hơn. Sự khác biệt giữa GER và GERD là ở mức độ nghiêm trọng và thời gian tác động lâu.dài, nhưng cả hai triệu chứng đều có thể điều trị được. trào ngược ở trẻ cai lậy

2. Nguyên nhân

2.1. Cơ thể bé chưa phát triển hoàn chỉnh

Vòng cơ nằm giữa thực quản và dạ dày, hay còn gọi là cơ thắt thực quản dưới (LES), có nhiệm vụ giữ cho thức ăn luôn nằm trong dạ dày. Cơ chế hoạt động của vòng cơ này là luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi chúng ta nuốt. Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt thực quản dưới (LES) vẫn chưa phát triển hoàn toàn.để thực hiện đầy đủ chức năng của nó. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn còn yếu và đây chính là nguyên nhân khiến bé dễ bị trào ngược hơn.

trào ngược ở trẻ cai lậy
Cơ vòng thực quản dưới LES của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh

2.2. Đặc điểm sinh hoạt

Một số yếu tố khác có thể góp phần gây ra chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh phổ biến là:

  • Bé thường xuyên nằm ngửa
  • Chế độ dinh dưỡng chủ yếu là chất lỏng
  • Em bé sinh non

2.3. Dấu hiệu của một số bệnh lý

Đôi khi, trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Ở những trẻ lớn hơn, nguyên nhân gây ra GERD bao gồm béo phì, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt.có gas hoặc chứa caffeine, dùng một số loại thuốc cụ thể hoặc do yếu tố di truyền. trào ngược ở trẻ cai lậy
  • Hẹp môn vị: Môn vị là một van nằm giữa dạ dày và ruột non. Khi bị thu hẹp, nó sẽ ngăn.không cho các chất có trong dạ dày vào ruột non, khiến hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn khi hoạt động.
  • Chứng không dung nạp thực phẩm: Tình trạng phản ứng của cơ thể đối với những loại.thức ăn nhất định, trong đó một loại protein có trong sữa bò là loại phổ biến thường gặp nhất.
  • Viêm thực quản do dị ứng: Đây là một căn bệnh hiếm gặp, còn có tên khác là viêm thực.quản tăng bạch cầu eosin. Tế bào bạch cầu (eosinophil) của người bệnh tích tụ nhiều và gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Trào ngược ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên gặp bác sĩ?

3. Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

Nhìn chung, trào ngược ở trẻ em không phải là một nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh phải lo ngại. Tuy nhiên, nên cần chú ý nếu bé có những triệu chứng sau đây:

  • Tăng trưởng kém, không lên cân
  • Nôn mửa dữ dội, kèm theo co thắt cơ bụng mạnh
  • Trớ ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc vàng. Đôi khi là chất đặc giống như bã cà phê và có máu
  • Bé không chịu bú hoặc ăn uống
  • Có máu trong phân của bé
  • Bé khó thở hoặc ho lâu, dai dẳng
  • Bắt đầu nôn ói từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Khó chịu, khóc quấy bất thường khi ăn hoặc ngay sau lúc ăn
  • Ợ nóng hoặc đau bụng
  • Bị chua miệng, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Bệnh viêm phổi tái phát trào ngược ở trẻ cai lậy

Những dấu hiệu trên có thể là nguyên nhân của các căn bệnh khác nghiêm trọng hơn.như trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

trào ngược ở trẻ cai lậy
Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

Là Phòng khám hàng đầu ở miền Tây nói chung và ở địa bàn Thị xã Cai Lậy nói riêng. Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong là địa chỉ tin cậy chuyên khám và điều trị trào ngược ở trẻ sơ sinh ở Cai Lậy. Môi trường Phòng khám thân thiện, vệ sinh, vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân đến khám. Để được tư vấn và đặt lịch khám quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài CSKH 02736.519.919 để chúng tôi được phục vụ bạn.

Thời gian phục vụ:

7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 sáng đến 17h00 chiều

Địa điểm:

Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.

Website: phongkhamsaigonmekong.com

Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

One thought on “Trào ngược ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên gặp bác sĩ?

  1. Pingback: Ba mẹ có nên vỗ long đờm tại nhà cho trẻ?-Phòng Khám Sài Gòn Mekong

Comments are closed.

tro-ngc-thc-qun-tr-s-sinh-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button