Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi do phần lớn virus gây ra, bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh gây viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản của phổi. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông với các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng sau đó tiến triển thành ho, khò khè và đôi khi khó thở.

1. Triệu chứng của viêm tiểu phế quản cấp

Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản cấp tương tự như cảm lạnh:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Sốt nhẹ (không phải lúc nào cũng có)

Sau này, có thể có một tuần hoặc nhiều hơn sẽ dẫn đến khó thở hoặc thở khò khè. Nhiều trẻ sơ sinh cũng sẽ bị viêm tai giữa kèm theo viêm tiểu phế quản.

Nếu cho trẻ ăn hoặc uống trở nên khó khăn và nhịp thở trở nên nhanh hơn hoặc trẻ phải gắng sức để thở thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay, đặc biệt nếu trẻ dưới 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác gây viêm tiểu phế quản như sinh non, bệnh tim hoặc bệnh phổi.

Trong các trường hợp khác, nếu trẻ có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám, như :

  • Nôn
  • Thở khò khè
  • Nhịp thở nhanh (60 nhịp/phút) và nông
  • Thở nặng nhọc – xương sườn rút vào bên trong khi trẻ sơ sinh hít vào
  • Biểu hiện chậm chạp hoặc thờ ơ
  • Từ chối uống đủ hoặc thở quá nhanh gây cản trở ăn hoặc uống
  • Da chuyển sang màu xanh (tím tái), đặc biệt là ở môi và móng tay
Viêm tiểu phế quản cấp
Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản cấp tương tự như cảm lạnh

2. Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản cấp

Viêm phế quản xảy ra khi một loại virus xâm nhập vào tiểu phế quản khiến tiểu phế quản sưng lên và bị viêm, tăng chất nhầy trong các đường dẫn khí này, khiến không khí khó có thể tự do lưu thông vào và ra khỏi phổi.

Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. RSV là một loại virus phổ biến gây bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Viêm tiểu phế quản cũng có thể được gây ra bởi các loại virus khác, bao gồm cả những loại gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh có thể được tái nhiễm RSV vì có ít nhất hai chủng gây bệnh.

Các virus gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan thông qua những giọt nước trong không khí khi người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc trẻ bị lây khi chạm vào các đồ vật chung chẳng hạn như đồ dùng, khăn hoặc đồ chơi và sau đó trẻ dụi vào mắt, mũi hoặc miệng.

3. Trẻ nào dễ mắc viêm tiểu phế quản cấp?

Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cấp cao nhất vì phổi và hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Các yếu tố khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh hoặc khiến bệnh nặng hơn, bao gồm:

  • Sinh non
  • Bệnh tim hoặc bệnh phổi tiềm ẩn
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Không được bú sữa mẹ hoàn toàn
  • Sống trong môi trường đông người như nhà trẻ, gia đình có nhiều người
  • Có anh chị em đi học và mang virus về nhà
Viêm tiểu phế quản cấp
Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cấp cao nhất

4. Biến chứng của viêm tiểu phế quản

Biến chứng của viêm phế quản nặng có thể bao gồm:

  • Chứng xanh tím ( Cyanosis) do thiếu oxy.
  • Ngưng thở hay xảy ra ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh trong vòng hai tháng đầu đời.
  • Mất nước.
  • Nồng độ oxy thấp và suy hô hấp.

Trẻ sẽ phải điều trị ở bệnh viện, nếu suy hô hấp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải đặt nội khí quản, đây là kỹ thuật đặt đường ống thở vào khí quản để giúp trẻ thở nhưng trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp.

vim-tiu-ph-qun-cp-tr-em-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button