Ở Việt Nam hàng năm 30% số ca tử vong là do mắc các bệnh lý tim mạch. Nếu trước đây, bệnh tim mạch thường gặp ở những người cao tuổi thì nay, căn bệnh này đã khiến cho không ít các bạn trẻ phải gắn bó với thuốc điều trị, với bệnh viện. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng này hoàn toàn có thể phòng tránh được, nếu như, giới trẻ có một lối sống lành mạnh hơn.
1. Bệnh nhân 26 tuổi mắc nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim trước đây được biết đến là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện bệnh đang trẻ hóa với số lượng người trẻ mắc nhồi máu cơ tim ngày càng tăng cao. Nhồi máu cơ tim xảy ra ở tuổi 45 đã được đánh giá là trẻ, còn nếu dưới 35 tuổi mắc bệnh là rất trẻ. Cũng theo thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã đang tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi máu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Đã có những trường hợp, người bệnh mới chỉ 26 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim và rơi vào tình trạng nguy kịch khi đến bệnh viện.
2. Nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch ở người trẻ
Hiện nay, mô hình bệnh tim không lây nhiễm bị trẻ hóa bởi lối sống hiện đại theo xu hướng có hại cho sức khỏe như ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu, mỡ cộng với tình trạng lười vận động, uống rượu, hút thuốc lá, căng thẳng… Đối tượng có nguy cơ thường gặp nhất là những người thừa cân, béo phì, vòng bụng lớn, có rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đặc biệt là ở bệnh nhân hút thuốc lá.
Đối với bệnh tăng huyết áp cũng vậy, hiện rất nhiều bệnh nhân trẻ ở độ tuổi 30-35 mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và thậm chí là không ít trong số đó tử vong do nhồi máu cơ tim.
Có thể kể ra các nguyên nhân chính ở người trẻ thường gặp như:
- Stress: Tình trạng này kéo dài khiến thần kinh căng thẳng, kéo theo nguy hại đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tim mạch.
- Thừa cân, béo phì: Thói quen ăn uống không lành mạnh, không đúng chế độ, dẫn đến béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch ở người trẻ tuổi.
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen xấu mà phần lớn người trẻ đều mắc phải, đặc biệt là nam giới. Hút thuốc lá không đơn thuần là gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các cơ quan khác, trong đó có hệ tim mạch.
3. Triệu chứng của bệnh tim mạch là gì?
3.1. Khó thở
Khó thở có thể gặp khi gắng sức, nặng hơn có thể gặp cả khi nghỉ ngơi. Đôi khi, người bệnh không thể nằm xuống mà phải ngồi để thở. Triệu chứng này thể hiện tình trạng suy tim, khi chức năng co bóp của tim không đảm bảo tống máu đi nuôi cơ thể.
3. 2. Đau ngực
Đau ngực do bệnh tim là biểu hiện của tình trạng cơ tim bị thiếu máu. Người bệnh có cảm giác bị đè nặng tức ở ngực trái, ở trên rốn… Có thể biểu hiện với lan lên cằm, lên vai hay ra sau lưng. Các biểu hiện đau này thường có tính chu kỳ, xảy ra khi người bệnh gắng sức hay bị stress, hết khi nghỉ ngơi. Những cơn đau thắt ngực có thể kéo dài khoảng 5-10 phút và có xu hướng lặp lại.
Khuyến cáo người bệnh khi gặp những cơn đau ngực kéo dài cần nghỉ ngơi tuyệt đối, đến ngay cơ sở y tế để được xác định chẩn đoán và can thiệp kịp thời vì đây cũng có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim cấp.
3. Thường xuyên mệt mỏi
Khi bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau các hoạt động sinh hoạt thường ngày, thậm chí ngay sau khi ngủ dậy thì có thể đây là dấu hiệu của chứng thiếu máu đến não, tim và phổi.
4. Ho dai dẳng
Suy tim làm cho máu không được bơm đi nuôi cơ thể, đồng thời máu bị ứ lại ở phổi. Dịch, máu thoát mạch vào mô kẽ và vào các phế nang làm cho người bệnh bị ho thành cơn kéo dài và dai dẳng. Ho nhiều hơn khi người bệnh nằm xuống. Người bệnh tim cũng có thể bị những cơn ho do tác dụng phụ của thuốc điều trị suy tim như một số thuốc ức chế men chuyển.
5. Buồn nôn, chán ăn
Có rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn… nhưng đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim. Người bệnh thường cảm giác no tức bụng do máu bị ứ ở gan và các cơ quan tiêu hóa. Tình trạng này làm cho gan và các cơ quan tiêu hóa cũng bị giảm chức năng làm cho người bệnh chán ăn và buồn nôn.
6. Nhịp tim nhanh, mạch đập không đều
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do tim phải đập nhanh hơn để bù lại việc suy giảm chức năng bơm máu. Người bệnh có thể hồi hộp, nghe rõ nhịp tim đập nhanh như đánh trống ở ngực.
7. Hay lo lắng
Triệu chứng này thường bị bỏ quên do người bệnh chủ quan xem thường, hay nhầm lẫn với các dấu hiệu lo lắng, căng thẳng bình thường mà không biết rằng đây chính là dấu hiệu phổ biến cảnh báo chứng suy tim. Người bệnh thường có triệu chứng thở nhanh, tim đập bất thường, lòng bàn tay đổ nhiều mồ hôi…
8. Chóng mặt và ngất xỉu
Đây là triệu chứng thường tim mạch gặp ở những bệnh nhân bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng.Nhiều bệnh nhân thường xuyên gặp phải các triệu chứng kể trên nhưng thường chủ quan, nghĩ rằng các triệu chứng này là bình thường, thoáng qua rồi nhanh chóng bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, đến khi bệnh trở nặng mới đến thăm khám. Điều này khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn, không đạt hiệu quả cao nhưng lại tốn kém rất nhiều chi phí. Do đó, khuyến cáo người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất, tránh bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị bệnh.
9. Hiện tượng phù nề
Sau khi ngủ dậy nếu bạn cảm thấy mặt bị căng phù, mí mắt trĩu nặng, hoặc có thể chân bị phù ở một vài thời điểm nhất định trong ngày, đột nhiên đi giày dép chật… thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, vì có thể đây là những triệu chứng của bệnh suy tim.
4. Người trẻ cần làm gì để phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim?
Ở độ tuổi trẻ, muốn phòng tránh bệnh tim, điều người trẻ cần làm đầu tiên là thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt một cách khoa học. Cụ thể cần lưu ý chi tiết như sau:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Ổn định cân nặng ở mức tương đối, phù hợp
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
- Tập luyện thể dục, vận động thường xuyên
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, áp lực
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích, chất béo
- Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/ năm để đảm bảo sức khỏe, tầm soát bệnh nói chung
- Đối với người trẻ có nguy cơ tăng huyết áp, nhiều cholesterol, đái tháo đường, gia đình có người bị nhồi máu cơ tim cần khám sức khỏe thường xuyên hơn.
Đặc biệt khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh tim mạch, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị đúng hướng. Sau khi xuất viện, người bệnh cần được thăm khám đều đặn theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đảm bảo sức khỏe và ổn định bệnh.
Bệnh tim mạch ở người trẻ không hề đơn giản, có thể gây ra những tình trạng rất nguy hiểm cho người mắc phải. Bởi vậy, người trẻ tuổi không thể chủ quan. Và càng cần có một phương án phòng tránh bệnh tối đa để có một sức khỏe tốt. Để được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tư vấn thêm về các bệnh lý tim mạch khác nói chung, quý khách hàng vui lòng đặt hẹn trên website để được phục vụ.
Thời gian phục vụ:
7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 đến 17h00 chiều
Địa điểm:
Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.
Website: phongkhamsaigonmekong.com
Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong