Viêm thanh khí phế quản là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp không được chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm đã dẫn đến biến chứng. Vì thế, việc trang bị những kiến thức liên quan đến viêm thanh khí phế quản ở trẻ là rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh.
1. Tìm hiểu về viêm thanh khí phế quản ở trẻ
Viêm thanh khí phế quản là tình trạng phù nề vùng thanh quản và khí quản khiến vùng hạ môn bị thu hẹp lại khiến người bệnh khó thở và tạo ra âm thanh ồn ào khi thở.
Từ cuối mùa thu đến mùa đông là thời điểm viêm thanh khí phế quản xuất hiện phổ biến. Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 3 tuổi, nhưng chủ yếu nhất là 2 tuổi. Ngoài ra, tỉ lệ bé trai mắc bệnh này nhiều hơn các bé gái. Theo thống kê cho thấy, khoảng 15% trẻ mắc phải viêm thanh khí phế quản là có người thân đã từng mắc mắc bệnh này.
Nguyên nhân:
Hầu hết các trường hợp viêm thanh khí phế quản ở trẻ đều do virus gây nên, có tới 50 – 75% trong số đó là do virus parainfluenza. Các đợt viêm thanh khí phế quản chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, số trường hợp nhập viện điều trị chiếm khoảng 10%. Ngoài virus parainfluenza, thì virus hợp bào hô hấp, virus cúm nhóm A, B, enterovirus, rhode virus và adenovirus là cũng là nguyên nhân gây ra viêm thanh khí phế quản.
Ngoài ra, khi có sự tác động của các yếu tố gây dị ứng, tình trạng này vẫn có thể tái phát lần nữa. Các chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát tốt vấn đề trào ngược dạ dày có thể giúp hạn chế nguy cơ tái phát của viêm thanh khí phế quản.
Triệu chứng:
Việc hiểu biết về triệu chứng của viêm thanh khí phế quản ở trẻ có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con tốt hơn, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi bị viêm thanh khí phế quản, bé thường có những triệu chứng sau:
Các triệu chứng ban đầu tương đối giống với nhiễm trùng đường hô hấp trên: ho, sổ mũi, sốt nhẹ, khó nuốt, khàn giọng khóc không thành tiếng.
Nếu bệnh tiến triển nặng, bé sẽ có biểu hiện giống như bị suy hô phấp: cánh mũi phập phồng, khi bé bị ho, khi ngủ hay đang khóc thường bị rít lõm ngực và thở rít.
Sau một tuần ho kéo dài, các triệu chứng còn lại sẽ được cải thiện dần. Tuy nhiên, vào ban đêm hoặc trẻ bị kích thích do một yếu tố nào đó cũng làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tùy thuộc vào sức đề kháng, cấu tạo đường thở mà mỗi bé sẽ có một tình trạng khác nhau.
2. Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm thanh khí phế quản
Thông thường, từ 3 – 5 ngày là bé sẽ khỏi bệnh, tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài đến 2 tuần. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ tại nhà là điều rất cần thiết. Để cải thiện các triệu chứng của viêm thanh khí phế quản ở trẻ, bố mẹ cần:
Giữ không khí trong phòng ở độ ẩm vừa phải: không khí khô có thể khiến trẻ ho và bệnh trở nặng. Bạn có thể tạo độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, nếu không thì lấy khăn ướt treo ở phòng ngủ của bé.
Uống nhiều nước: Các chất nhầy trong đường hô hấp là nguyên nhân chính khiến bé ho nhiều và co thắt. Việc uống nước có thể khiến các chất nhầy này loãng ra hạn chế co thắt, cải thiện tình trạng ho. Nếu bé không muốn uống nước lọc, mẹ có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây để bổ sung nước cho bé.
Theo dõi chặt chẽ: bố mẹ hãy luôn luôn bên cạnh khi bé bị viêm thanh khí phế quản, bởi tình trạng này có thể xảy ra nguy hiểm bất cứ khi nào.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có hại: khói bụi, thuốc là là những yếu tố gây hại cho sức khỏe của bé, nó có thể khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế sự lây lan: Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh, mẹ hãy cho trẻ nghỉ học ở nhà hạn chế sự lây lan giữa người này với người khác thông qua việc ho hay hắt hơi.
Thường xuyên rửa thay: Hãy tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ.
3. Khi nào cần đến các cơ sở y tế?
Khi phát hiện thấy những biểu hiện sau, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế được được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
Trẻ khó thở, toàn thân tím tái.
Đã sở cứu nhưng tình trạng thở rít không có dấu hiệu thuyên giảm.
Khó nuốt.
Trẻ mệt mỏi, xanh xao.
Trẻ sốt liên tục hơn 3 ngày.
Các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 19 ngày.
Tuy rằng, phần lớn các trường hợp bị viêm thanh khí phế quản đều ở mức độ nhẹ, ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng bố mẹ không nêu chủ quan về điều này mà cần phải theo dõi sát sao tình trạng của bé, nếu có các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể thấy rằng, viêm thanh khí phế quản ở trẻ là căn bệnh thường gặp, ít để lại các di chứng nguy hiểm. Nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh có thể lơ là khi bé gặp tình trạng này, mà cần phải theo dõi sát các triệu chứng của bệnh, nếu phát dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời.