Bệnh tim mạch: “Sát thủ thầm lặng” không loại trừ ai

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý nguy hiểm được ví như “sát thủ thầm lặng” gây tử vong cao. Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong.

Thực tế này cho thấy sự cần thiết của việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó có chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tim mạch hợp lý.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề về tim mạch?

Nhiều người vẫn cho rằng, chỉ những người cao tuổi mới mắc các bệnh lý về tim mạch, tuy nhiên thực tế ở Việt Nam đang chứng minh rằng, bệnh lý tim mạch đang có xu hướng “trẻ hóa” bởi tỷ lệ thanh niên mắc chứng nhồi máu cơ tim, hay đột tử đang ngày càng tăng cao. Như vậy, không chỉ người cao tuổi, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Có rất nhiều lý do dẫn đến vấn đề về tim mạch, có thể những thói quen, sở thích mà bạn đang thực hiện mỗi ngày chính là nguyên nhân chủ yếu nhưng bạn lại không nhận ra điều đó.

Hút thuốc:

Yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp…

Béo phì:

Tăng cholesterol máu khiến quá trình xơ vữa động mạch phát triển nhanh. Đây cũng là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các bệnh về động mạch chủ, động mạch vành, chi dưới… Ngoài ra, lười vận động thể lực đều có nguy cơ cao các bệnh về tim mạch.

Stress:

Những triệu chứng căng thẳng, stress về tâm lý đều có thể dẫn đến những bệnh lý về tim mạch,

Đái tháo đường:

Đây là nguyên nhân lớn gây ra bệnh tim mạch. Ngoài ra, gene di truyền và tuổi cao cũng sẽ dẫn đến những vấn đề về bệnh tim mạch.

Các nguyên nhân khác:

Do bẩm sinh, viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim…

khám tim mạch cai lậy
Bệnh lý tim mạch bao gồm nhiều vấn đề về nhịp tim, van tim, động mạch…

2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch

2.1 Khó thở:

Triệu chứng khó thở xuất hiện nhiều lúc khi làm việc nặng, sau khi tập thể dục, thậm chí khi bạn không làm gì… Khó thở có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở cũng có thể là triệu chứng bệnh về tim, báo hiệu chuẩn bị hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim.

2.2 Đau ngực:

Đau ngực có thể do bệnh phổi hoặc bệnh về xương, bệnh thực quản hoặc các bệnh đường tiêu hóa, tuy nhiên đau ngực cũng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh tim mạch gây nên. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ.

2.3 Hồi hộp, choáng và ngất:

Hồi hộp, choáng và ngất có thể do các bệnh lý tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp (hở van tim, nhịp chậm) hoặc có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Nếu như nhịp tim bất thường kết hợp giảm đáng kể huyết áp và cung lượng tim, gây choáng váng, mờ mắt, mất ý thức (ngất) hoặc các triệu chứng khác.

2.4 Phù:

Trong bệnh tim, phù do tăng áp lực nhĩ phải gây ra. Phù báo hiệu các bệnh về tim như bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải và chứng tim phổi mạn. Phù cũng có thể do suy tĩnh mạch. Trường hợp suy tim phải nặng có thể gây ra cổ trướng và hầu như bao giờ cũng đi kèm với phù.

3. Các bệnh tim mạch thường gặp

3.1 Tăng huyết áp:

Người cao tuổi thường mắc bệnh tăng huyết áp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dễ dẫn đến tình trạng bị nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn cơ tim, đột quỵ… Khi bị bệnh cần điều trị thuốc hạ huyết áp hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.

3.2 Bệnh mạch vành:

Bệnh mạch vành là bệnh lý về tim mạch nguy hiểm nhưng việc nhận biết sớm bệnh lại rất khó khăn, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh động mạch vành rất mơ hồ, thường là bằng những cảm giác nặng ngực hay cơn đau thắt ngực bên trái. Cơn đau xuất hiện khi xúc động, gắng sức và thường xuất hiện vào buổi sáng. Tần suất và cường độ các cơn đau ngày một tăng và nặng hơn.

bnh-tim-mch-st-th-thm-lng-khng-loi-tr-ai-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button