Cùng tìm hiểu về bệnh lý ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng được đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm với người bệnh. Đặc biệt là khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy người bệnh cần biết gì về ung thư đại trực tràng? Cùng chuyên gia giải đáp chi tiết những thông tin về căn bệnh trong bài viết sau đây nhé!

1. Ung thư đại trực tràng được hiểu là như thế nào?

Ngày nay, tỷ lệ người bệnh mắc phải ung thư đại tràng ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi người bệnh. Bệnh được khởi phát từ vùng đại tràng hoặc trực tràng của người bệnh.

Theo thống kê, ung thư đại trực tràng xảy ra chủ yếu bởi sự tăng sinh bất thường tại niêm mạc đại trực tràng hay còn gọi là polyp. Ngoài ra, ung thư tại đại – trực tràng cũng có thể gây ra bởi các tổn thương có sẵn tại đại tràng hoặc trực tràng.

Ung thư đại trực tràng là rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Ung thư đại trực tràng là rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Khả năng tiến triển và thời gian chuyển thành ung thư là không giống nhau với các loại polyp. Ung thư đại trực tràng có quá trình phát triển theo các biểu hiện như sau:

  • Ban đầu, các tế bào ung thư khởi phát từ lớp niêm mạc trong cùng của đại – trực tràng. Chúng có thể tăng trường từ vài lớp cho đến tất cả các lớp niêm mạc.

  • Sau khi xuất hiện tại thành đại trực tràng, các tế bào ung thư có xu hướng đi vào các mạch máu, mạch bạch huyết và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.

  • Các giai đoạn phát triển của ung thư đại trực tràng được xác định thông qua mức độ xâm lấn, di căn của tế bào ung thư tại thành đại – trực tràng và các cơ quan lân cận.

2. Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ung thư đại trực tràng với người bệnh

Theo các chuyên gia, các dấu hiệu sớm phát hiện ung thư tại đại – trực tràng gồm có:

Đau bụng, đau tại thượng vị

Đau bụng là một trong những triệu chứng cơ bản mà người bệnh sẽ gặp phải. Các cơn đau thường không theo một quy luật rõ ràng và có thể đau vào bất cứ thời gian nào.

Ban đầu, các cơn đau bụng thường diễn ra trong thời gian ngắn và ít, về sau có xu hướng tăng về cường độ đau, sôi bụng từng cơn.

 Các cơn đau tại thượng vị là dấu hiệu đặc trưng của bệnh
Các cơn đau tại thượng vị là dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Rối loạn tiêu hóa

Người bị ung thư đại trực tràng thường xuyên gặp phải các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa với biểu hiện như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng kéo dài, rối loạn đại tiện,…. Tình trạng rối loạn tiêu hoá này thường kéo dài.

Trong đó, tình trạng táo bón thường thấy phổ biến hơn với người bệnh bị ung thư đại tràng bên trái. Táo bón gây ra bởi ung thư tại đại trực tràng khiến lòng ruột bị hẹp hơn gây ra tình trạng phân bị ứ đọng và cản trở. Phân của người bệnh thường nhỏ và dẹt hơn bình thường, có lẫn chất nhầy hoặc có thể có máu. Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh như mệt mỏi, chán ăn,…

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của người bị ung thư tại đại – trực tràng khá giống với chứng bệnh lỵ. Do đó, nhiều người bệnh thường chủ quan điều trị tại nhà thay vì đi thăm khám.

Trong phân có lẫn máu

Người bệnh bị ung thư đại – trực tràng khi đi đại tiện có thể gặp phải tình trạng trong phân lẫn máu và chất nhầy của niêm mạc ruột. Số lần đại tiện trong một ngày cũng có xu hướng tăng.

Nguyên nhân xuất hiện máu trong phần là do xuất huyết tại đại tràng. Cụ thể như sau:

  • Máu có màu đỏ sẫm cảnh báo tình trạng xuất huyết tại đại tràng phải.

  • Máu có màu đỏ tươi cảnh báo tình trạng xuất huyết tại đại tràng trái và trực tràng.

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng mà bạn không nên lơ là. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức dù đã nghỉ ngơi. Đồng thời, cân nặng giảm một cách bất thường, không rõ nguyên nhân.

Người bị ung thư tại đại - trực tràng có thể gặp tình trạng mệt mỏi, suy nhược kéo dài
Người bị ung thư tại đại – trực tràng có thể gặp tình trạng mệt mỏi, suy nhược kéo dài

Rối loạn đại tiện

– Phân nát, phân không thành khuôn, phân dẹt.

– Thay đổi số lần đại tiện, có thể đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc biểu hiện táo bón.

3. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tại đại trực tràng

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc ung thư tại đại trực tràng, tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, gồm có:

  • Người bệnh bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng. Trong đó, nam giới giới có nguy cơ mắc bệnh là cao hơn.

  • Người không hoặc ít tham gia các hoạt động thể dục thể chất.

  • Người bệnh có chế độ ăn uống thiếu khoa học như thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo no,…

  • Người hút thuốc lá hoặc uống bia rượu thường xuyên cũng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và một số loại ung thư khác cao hơn bình thường.

  • Người bệnh có độ tuổi lớn hơn 50.

  • Người có người thân trong gia đình với tiền sử bị ung thư đại tràng, trực tràng hoặc người bệnh có tiền sự bị viêm loét đại tràng.

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và trực tràng cao hơn bình thường
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và trực tràng cao hơn bình thường

3. Các phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Thông qua thăm khám lâm sàng tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm cũng như cận lâm sàng để chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu trong phân: xét nghiệm này được thực hiện với mục đích định hướng cho nội soi đại trực tràng trong phát hiện sớm tổn thương ung thư đại trực tràng.

  • Xét nghiệm các marker ung thư CEA, CA 19.9, CA 74,… trong máu để định hướng cho nội soi đại trực tràng.

  • Siêu âm ổ bụng: gián tiếp phát hiện các tình trạng như: lồng ruột, tắc ruột, thành đại tràng dày,… do khối u đã lớn gây ra.

  • Nội soi đại trực tràng toàn bộ bằng ống mềm kết hợp sinh thiết: đây là phương pháp chẩn đoán xác định có ung thư đại trực tràng không.

  • Chụp CT scanner, chụp MRI để phát hiện di căn đến các cơ quan xung quanh.

Theo tiên lượng, ung thư đại trực tràng có thể chữa khỏi khi bệnh lý được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi có có các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, người bệnh nên tới các trung tâm, cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng một các nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư đại trực tràng để kịp thời phát hiện bệnh (nếu có). Đặc biệt là với những người trên 45 tuổi.

cng-tm-hiu-v-bnh-l-ung-th-i-trc-trng-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button