Trẻ khó ngủ thiếu chất gì?

Trẻ ngủ ít thiếu chất gì? Thiếu ngủ ở trẻ có thể do thiếu các yếu tố vi lượng như canxi, magie, sắt, photpho, v.v gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Nếu nghi ngờ trẻ khó ngủ do nguyên nhân này, thì bạn cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn các giải pháp điều trị.

1. Trẻ khó ngủ thiếu chất gì?

Điều chỉnh giấc ngủ là một trong những chức năng phức tạp nhất của não bộ trẻ nhỏ, khi mà vỏ não phải ức chế tất cả các hoạt động của não liên quan đến các hoạt động có ý thức (hệ thần kinh vận động), trong khi vẫn phải đảm bảo vùng não đảm nhiệm chức năng điều khiển các hoạt động vô thức (hệ thần kinh thực vật) hoạt động bình thường.

Trong một số trường hợp, trẻ có biểu hiện cười hoặc quấy khó trong khi ngủ là do hệ thần kinh vận động không bị ức chế hoàn toàn. Điều này có thể chịu tác động của một số yếu tố sau:

  • Tình trạng cảm xúc của trẻ trước khi ngủ được lưu lại trong giấc ngủ (kích thích, quấy khóc, cười, v.v.)
  • Vận động nhiều trước giờ ngủ
  • Các triệu chứng bệnh lý gây cản trở giấc ngủ (sốt, đau, khó thở,v.v.), đặc biệt là với trẻ mắc bệnh mãn tính, bệnh lý hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa.
  • Phản ứng kích thích sinh lý lúc ngủ như buồn tiểu, buồn đi ngoài, tăng nhu động ruột.

Ngoài ra, để trả lời cho câu “bé thiếu chất gì mà khó ngủ”, một yếu tố khác tuy hàm lượng nhỏ nhưng tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thần kinh là các chất vi lượng như sắt, canxi, magie, v.v. Việc thiếu những chất này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng điều khiển giấc ngủ của não bộ.

Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Trẻ thiếu ngủ có thể là do thiếu sắt trong cơ thể. Thiếu ngủ do thiếu sắt có thể gây giật chân, lặp đi lặp lại trong vô thức, có tính chu kỳ ở giai đoạn đầu của giấc ngủ. Điều này có thể gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ vào ban ngày, khiến trẻ ngủ ngày nhiều và ít ngủ vào ban đêm.

Khi thấy trẻ có tính chất giấc như vậy, bạn cần lưu ý không cho trẻ hoạt động mạnh trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ, không nên cho trẻ ăn, uống nước ngọt, và các chất gây kích thích khác trước giờ ngủ. Đảm bảo trẻ ngủ và thức đúng giờ.

trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì
Trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì là thắc mắc của nhiều bà mẹ

2. Giấc ngủ quan trọng thế nào với trẻ nhỏ?

Thời gian ngủ của trẻ là lúc tế bào não phát triển mạnh mẽ nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% lượng tế bào não cho cả đời có thể đạt được trong 3 năm đầu, đặc biệt là trong 30 ngày đầu sau sinh. Khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ tạo điều kiện cho các tế bào não phát triển tốt hơn. Trẻ ngủ ngon còn giúp tăng cường sản xuất hormone tăng trưởng, hỗ trợ sự phát triển của xương và cơ bắp.

Ngược lại, rối loạn giấc ngủ có thể khiến trẻ mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, quấy khóc, gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, hành vi và cảm xúc khi lớn lên.

3. Giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi

  • Trẻ sơ sinh:

Trong những tuần đầu sau sinh trẻ có thể ngủ từ 18 – 20h vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ. Trẻ thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, trong giấc ngủ trẻ cựa quậy, mỉm cười hoặc nhăn nhó là hoàn toàn bình thường.

  • Trẻ < 6 tháng:

Ở giai đoạn này, trẻ ngủ theo nhu cầu, chu kỳ thức ngủ bắt đầu hình thành. Trung bình giấc ngủ đêm kéo dài 9.5 – 11.5 giờ và giấc ngủ ngày kéo dài từ 3.5 – 5.5 giờ.

  • Trẻ 6 tháng – 1 tuổi:

Trẻ ngủ theo nhu cầu và nhịp sinh học, giấc ngủ bắt đầu chỉnh chu hơn, thời gian ngủ ngày giảm xuống còn 1 – 2 giấc với tổng thời gian ngủ là khoảng 14 giờ/ngày.

  • Trẻ 1 tuổi – 2,5 tuổi:

Nhu cầu ngủ ngày tiếp tục giảm dần xuống.

  • Từ 2,5 tuổi- 5 tuổi:

Rất hiếm khi bắt gặp trẻ ngủ ngày vì đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh rất cao. Phần lớn trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm, nhưng cũng có một số bé ngủ chưa quen khi chuyển từ nôi sang nằm giường.

bé thiếu chất gì mà khó ngủ
Không hẳn bé thiếu chất gì mà khó ngủ, vì còn phụ thuộc vào giai đoạn của trẻ

4. Làm sao để trẻ ngủ ngon?

  • Lập thói quen ngủ:

Duy trì các hoạt động trước ngủ theo thói quen có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Đó có thể là tắm nước ấm để thư giãn trước ngủ, bật đèn ngủ để kích thích cơ thể trẻ sản xuất hormone ngủ melatonin, khuyến khích trẻ đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc nghe kể chuyện với giọng đọc nhỏ và đều đều trước khi ngủ.

  • Nắm được nhu cầu ngủ trong độ tuổi của trẻ:

Nhu cầu ngủ ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Ví dụ, trẻ lớn dần lên sẽ ngủ ít dần vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, thời gian ngủ cũng rút ngắn lại. Bạn nên tìm hiểu thời gian và tính chất giấc ngủ trong độ tuổi của trẻ để đưa ra cách điều chỉnh giấc ngủ phù hợp.

  • Ngủ đúng giờ:

Tạo thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để giữ cho đồng hồ sinh học của trẻ tuân theo một lịch trình nhất quán.

  • Không để trẻ lớn tuổi ngủ ngày:

Hầu hết trẻ ngừng ngủ ngày khi được 3 – 5 tuổi. Nếu trẻ ngoài 5 tuổi mà vẫn còn ngủ ngày thì cố gắng giữ giấc ngủ không kéo dài quá 20 phút vào đầu giờ chiều. Giấc ngủ dài và muộn hơn có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm.

  • Bảo đảm trẻ cảm thấy an toàn vào ban đêm:

Khuyến khích hoặc lắp đèn ngủ để hạn chế nỗi sợ của trẻ khi ngủ đêm. Bạn không nên cho trẻ xem TV, thay vào đó, nên cho trẻ nghe nhạc nhẹ, chơi lắp mô hình hoặc các hoạt động nhẹ nhàng khác trước ngủ để tránh gây kích thích cảm giác sợ hãi trước ngủ.

  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh:

Không gian yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Phòng ngủ nên tối, thông gió tốt, yên tĩnh và gọn gàng. Ánh sáng xanh từ TV, máy tính, điện thoại có thể gây giảm tiết hormone melatonin, khiến trẻ không cảm thấy buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắt tất cả các thiết bị này 1 giờ trước khi ngủ để đảm bảo trẻ đi ngủ đúng giờ.

  • Ăn vừa đủ, đúng giờ:

Đói hoặc no quá trước ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái, gây khó ngủ cho trẻ. Bữa sáng nên được ăn lành mạnh để khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.

  • Tiếp xúc nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày:

Nhận ánh sáng từ thiên nhiên vào buổi sáng giúp ngăn tiết melatonin, giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày. Từ đó, giấc ngủ ban đêm được đảm bảo chất lượng.

  • Tránh thức ăn, nước uống có chứa cafein:

Cafein có thể khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm gây khó ngủ. Vậy nên bạn nên tránh đưa vào cơ thể trẻ chất này vào cuối buổi chiều và buổi tối.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Thời gian phục vụ:

7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 đến 17h00 chiều

Đội ngũ y bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

Là Phòng khám hàng đầu ở miền Tây nói chung và ở địa bàn Thị xã Cai Lậy, Cái Bè, Long An nói riêng. Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong là địa chỉ tin cậy chuyên khám và điều trị các bệnh lý về Nhi khoa, trong đó có viêm tiểu phế quản ở trẻ tại Cai Lậy. Môi trường Phòng khám thân thiện, vệ sinh, vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân đến khám. Để được tư vấn và đặt lịch khám quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài CSKH 02736.519.919 để chúng tôi được phục vụ bạn.

Địa điểm:

Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.

Website: phongkhamsaigonmekong.com

Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

tr-kh-ng-thiu-cht-g-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button