Sẹo lồi hình thành thế nào?

Sẹo hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành, nhưng tùy từng cơ địa và yếu tố tác động mà có thể hình thành sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi là sẹo gồ trên bề mặt da, thường gây đau, ngứa, mất thẩm mỹ.

1. Sẹo lồi là gì?

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp … mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ…)

Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.

Sẹo lồi hình thành thế nào?
Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất

Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất. Dù chưa có số liệu chứng minh rõ ràng nhưng đa phần nữ giới có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn là nam giới.

2. Đặc điểm của sẹo lồi

Sẹo lồi có một số đặc điểm dễ nhận biết sau:

Sẹo lồi thường phát triển vượt ra ngoài phạm vi vết thương ban đầu, có thể từ một vết kim tiêm, mụn trứng cá nhiễm trùng, vết côn trùng cắn nhỏ… cũng có thể hình thành và phát triển thành khối sẹo lồi.

Việc hình thành và phát triển sẹo lồi cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và thể trạng của mỗi cá nhân.

Sẹo lồi thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn và có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu. Sẹo lồi còn gây ra cảm giác nhạy cảm hơn, căng tức hoặc ngứa, khó chịu, đôi khi đau khi chạm vào.

Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen thái quá trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự nhỏ đi theo thời gian.

Sẹo lồi hình thành thế nào?
Sẹo lồi ở vùng vai

Cần phân biệt sẹo lồi với sẹo phì đại ở điểm khác nhau sau: sẹo phì đại phát triển ngay sau khi bị chấn thương nhưng chỉ giới hạn trong ranh giới của sẹo, sẹo thường dừng phát triển và giảm sau 1 – 2 năm.

Sẹo lồi là dấu hiệu của tổn thương da đã khỏi, tuy nhiên gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt của bệnh nhân. Sẹo lồi có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, song nếu sẹo lồi xuất hiện ở vùng vị trí vận động như vai, ngực, đầu gối, cánh tay… thì rất dễ phì đại.

3. Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường:

  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn… khiến có xu hướng lành vết thương thứ phát.
  • Yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại cao. Việc phòng ngừa sẹo lồi ở những người có cơ địa sẹo lồi rất quan trọng và khó khăn hơn, cần lưu ý hơn những người khác từ cách điều trị vết thương cho tới ăn uống.
Sẹo lồi hình thành thế nào?
Xử lý vết thương không đúng cách gây sẹo lồi
  • Do chấn thương không được xử lý đúng cách: khi có vết thương bạn cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật tồn đọng trên bề mặt vết thương. Khi băng bó vết thương cũng không được căng hay trùng quá. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do căng kéo vùng vết thương, da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.
  • Do quá trình cạy, nặn mụn không đúng cách: với những người có cơ địa sẹo lồi thì nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách cũng rất dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Nặn mụn không đúng vệ sinh khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương và để lại sẹo cho vùng da.
  • Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong thời gian có vết thương và vết thương đang hồi phục, bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp….

Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại rau củ đặc biệt như nghệ và rau diếp cá để giúp vết thương lên da non nhanh hơn, chống viêm và kháng khuẩn tốt.

Với những vết sẹo lồi, phẫu thuật cắt bỏ sẹo hay sửa sẹo đơn thuần không hiệu quả mà có thể làm vết lẹo trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay, điều trị sẹo lồi chỉ có thể giúp sẹo trở nên bằng phẳng, hết nhăn sơ, mịn, sáng màu hơn chứ chưa thể xóa hoàn toàn. Do đó, việc phòng ngừa hình thành sẹo lồi vẫn quan trọng hơn cả.

so-li-hnh-thnh-th-no-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button