Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và ai là đối tượng nguy cơ?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất. Bệnh tiến triển qua từng giai đoạn và đang có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. 

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp ở đầu gối bị thoái hóa loạn dưỡng, cụ thể đó là sự biến đổi bề mặt sụn khớp. Sau đó, theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng gây ra sự biến đổi bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp và hư khớp.

Khớp gối được che phủ bởi sụn khớp và có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Khớp gối có vai trò quan trọng, nâng đỡ toàn bộ cơ thể và vận động nhiều nhất. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp tiết ra càng ít, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến thoái hóa khớp.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối, có thể kể đến:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, càng dễ bị thoái hóa xương khớp, quá trình tổng hợp của sụn cũng bị suy giảm theo, không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh về khớp hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối ở nữ giới yếu hơn và thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn, tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.
  • Thừa cân, béo phì: Việc cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.
  • Chấn thương: Những rủi ro có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ lệch trục khớp, thoái hóa từ từ.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị thoái hóa khớp gối thì nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp gối sẽ cao hơn những người bình thường.
  • Vận động quá sức: Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện quá sức ở cường độ cao cũng dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh.
  • Ít vận động: Lười tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, xương khớp thiếu linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch, tăng nguy cơ thoái hóa khớp nhanh chóng.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.
  • Hệ miễn dịch kém: Sụn khớp vốn được nuôi dưỡng bởi bởi dịch khớp, vì thế, khi hệ miễn dịch kém đi, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
  • Biến dạng xương: Nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Khi chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn gây thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, việc uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Bệnh lý khác: Người mắc nhiều bệnh lý cũng gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,…
thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối gây cản trở khả năng vận động của người bệnh

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.

3.1. Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

Giai đoạn 1 của viêm xương khớp được đặc trưng bởi sự xuất hiện của sụn khớp ở gối bị ảnh hưởng nhẹ. Ở giai đoạn này của thoái hóa khớp, thường không cảm thấy đau hoặc khó chịu ở khớp gối do rất ít sự hao mòn của các thành phần khớp. Bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân thoái hóa khớp ở giai đoạn 1 nên bổ sung các chất như glucosamine hoặc chondroitin hay những bài tập thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của thoái hóa khớp.

3.2. Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn này thường sẽ bắt đầu thấy đau nhức, tuy nhiên lớp sụn vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Bao hoạt dịch cũng có sẵn với lượng đủ để đảm bảo sự chuyển động của khớp là bình thường.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các triệu chứng đặc trưng của thoái hóa khớp gối có thể xảy ra:

  • Đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy
  • Khớp cứng hơn khi không vận động trong vài giờ
  • Giảm độ nhạy của khớp khi quỳ hoặc gập khớp
  • Ngoài ra, giai đoạn này của thoái hóa khớp gối cũng sẽ hình thành các gai xương nhỏ dẫn đến tình trạng đau mỏi khi vận động nhiều do các gai xương chạm vào các mô trong khớp.

3.3. Giai đoạn 3: Biểu hiện rõ nét

Ở giai đoạn này, sụn tổn thương rõ nét, nứt vỡ, lớp sụn bị bào mòn nhiều và hẹp khe khớp. Bệnh nhân bị viêm khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, uốn cong và quỳ. Chúng cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc vào buổi sáng, và khớp có thể bị sưng sau thời gian dài di chuyển.

Thoái hóa khớp gối phát triển, sụn khớp tiếp tục bị bào mòn và vỡ ra, xương phát triển dày lên ra bên ngoài, thành cục. Các mô khớp sẽ bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, gây sưng, gọi là viêm bao hoạt dịch.

3.4. Giai đoạn 4: Biểu hiện nghiêm trọng

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp giai gối đoạn 4 bị đau và khó chịu khi đi bộ hoặc di chuyển khớp. Ở giai đoạn này, không gian khớp giữa xương bị giảm đáng kể, sụn gần như bị hư hỏng hoàn toàn và khớp trở nên cứng nhắc và gần như bất động. Chất lỏng hoạt dịch giảm đáng kể và không còn giúp giảm ma sát. Bệnh nhân có nguy cơ phải điều trị phẫu thuật cắt xương.

4. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đang gặp phải và kiểm tra lâm sàng bằng cách ấn khớp gối có cảm giác đau, sưng to là do tràn dịch, mọc chồi xương hoặc có khối u vùng khoeo mặt sau khớp, khi vận động phát ra tiếng lạo xạo, lục cục,…

Ngoài ra, để việc chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối được chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm:

– Xét nghiệm máu: kiểm tra hội chứng viêm

– Dịch khớp thường không màu, trong, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, protein và tế bào thấp.

– Chụp X-quang: Phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai xương, tăng mật độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân kheo sau.

– Siêu âm khớp: Phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.

– Chụp MRI: Quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

– Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ thương tổn thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.

5. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh gút: Đây được xem là hậu quả của thoái hóa khớp gối, dẫn đến sự thay đổi ở sụn, hình thành các tinh thể urat natri trong khớp gây nên bệnh gút.
  • Tăng cân: Khi khớp gối bị sưng đau đồng nghĩa với việc người bệnh có xu hướng ít vận động, dẫn đến nguy cơ béo phì cao.
  • Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa xương khớp gối làm hình thành các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, dẫn đến xuất hiện những cơn đau cấp tính.
  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau khiến người bệnh khó có thể ngủ ngon giấc
  • Trầm cảm và lo âu: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những cơn đau do thoái hóa khớp gối có thể khiến người bệnh lo lắng, stress về mặt tinh thần khi mắc bệnh.
  • Ngoài ra, còn một số biến chứng khác người bệnh có thể gặp phải như: hoại tử xương, gãy xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng; tổn thương gân và dây chằng quanh khớp gối.
nguyn-nhn-thoi-ha-khp-gi-v-ai-l-i-tng-nguy-c-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button