Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

Trẻ em là đối tượng cần nhận được một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhằm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, nâng cao sức đề kháng. Bởi nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ trở nên gầy gò, ốm yếu và dễ nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý, thực hiện chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng theo đúng khuyến cáo nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện.

1. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ em. Tình trạng này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phục vụ cho nhu cầu hoạt.động, tăng trưởng bình thường của các bé. Đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là thời điểm cơ thể trẻ cần hàm lượng dinh dưỡng cao để phát triển đầy đủ, đồng thời nâng cao.hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường.

Theo các chuyên gia, trẻ bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng rất dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Trẻ sẽ chậm phát triển, tăng nguy cơ bị thấp bé nhẹ cân và loãng xương. Về lâu dài, trẻ có khả năng chậm nói, suy giảm trí nhớ, giảm giao tiếp xã hội và khả năng làm việc.

Với những hậu quả trên ắt hẳn ba mẹ đã thấy được tầm quan.trọng của dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Từ đó, có ý thức tăng cường các chất dinh dưỡng cho các bé.

Trẻ bị suy dinh dưỡng được phân chia thành các loại như:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm một số loại khác nhau 

2. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

2.1. Nguyên nhân

Đa số trẻ em bị suy dinh dưỡng là do chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn các nguyên nhân như:

  • Trẻ không được hoặc không có điều kiện bú mẹ đầy đủ: Theo các chuyên gia.dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu đời trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Đồng thời, các bé ( trước 4 tháng tuổi) ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Thức ăn không đa dạng khiến trẻ chán ăn: Công thức món ăn được đa.dạng, trang trí hấp dẫn sẽ giúp trẻ hào hứng khi ăn và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngược lại, đồ ăn không hợp khẩu vị sẽ khiến bé chán ăn, lười ăn. Theo thời gian, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
  • Bé thường xuyên uống thuốc điều trị bệnh: Trẻ uống nhiều thuốc điều trị sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng bệnh. Mặt khác, thuốc sẽ loại bỏ các vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột. Điều này làm giảm quá trình lên men thức ăn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.
  • Vấn đề tâm lý: Trẻ ăn uống trong không khí thoải mái, vui vẻ sẽ giúp ăn ngon miệng hơn. Ngược lại trẻ thường xuyên bị ép ăn sẽ gây ra tâm lý lo sợ, căng thẳng gây ra chán ăn.

2.2 Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Cân nặng của trẻ phản ánh chính xác tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi cân nặng thường xuyên để biết được trẻ.có phát triển bình thường hoặc bị suy dinh dưỡng hay không?

Trong trường hợp trẻ tăng cân đều đặn hàng tháng đó là dấu hiệu trẻ tăng trưởng bình thường, phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trong vòng 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân hoặc tăng chậm.có khả năng trẻ đang bị thiếu dinh dưỡng.

Nếu ba mẹ không có điều kiện cho trẻ cân đo thì có thể đo vòng tay trái của bé.để xác định tình trạng dinh dưỡng của các bé. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng qua các triệu chứng sau:

  • Quấy khóc nhiều
  • Không còn hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi.
  • Cử chỉ chậm chạp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Bắp chân tay mềm nhão
  • Bụng to
  • Da xanh nhợt nhạt.
  • Trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện chậm nói, chậm đi đứng.
  • Biếng ăn kéo dài.

Theo đó, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ mắc phải một số biến chứng nặng như:

  • Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
  • Rối loạn điện giải.
  • Tổn thương tim, thậm chí là tử vong

Nếu các bé xuất hiện một hoặc nhiều các biểu hiện trên, ba mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Khám nhi
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm tình trạng suy dinh dưỡng 

3. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những phác đồ điều trị quan trọng.nhằm điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên ba mẹ tăng hàm lượng dinh.dưỡng trong thực phẩm và uống thêm một số viên bổ sung. Dưới đây là một số nguyên tắc trong chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng:

  • Ăn nhiều bữa trong ngày nhằm tăng dần calo
  • Khoảng 2 giờ đồng hồ ba mẹ cho trẻ ăn một lần. Lượng thức ăn có thể tăng dần từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc. Không chỉ tăng dần lượng calo, các bữa ăn của trẻ sẽ tăng cả về lượng.protein, cụ thể từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 g/ kg. Khi trẻ đã tăng trưởng ổn định, mẹ có thể duy trì mức mức 3g protein/ kg.
  • Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định của bác sĩ
  • Uống một số viên bổ sung như: viên vitamin, chế phẩm chứa sắt và men tiêu hóa.

XEM THÊM:

Ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?

Một số thực phẩm cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng nặng như:

  • Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.
  • Ở trẻ còn bú: Ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa – dầu – đường.
  • Ở trẻ ăn bổ sung: Ngoài sữa mẹ và những bữa sữa – dầu – đường cho.ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi.

4. Phòng ngừa suy dinh dưỡng nặng ở trẻ

Ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ có thể được dự phòng từ trước và sau khi bà mẹ mang thai cho đến khi trẻ ra đời và đến tuổi đi học mẫu giáo. Theo đó, một số biện pháp được áp dụng để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ như sau:

  • Khi có kế hoạch mang thai và trong quá trình thai kỳ, người vợ cần tăng cường dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên hoặc viên uống.
  • Trong suốt 6 tháng đầu đời khi ra đời, trẻ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Thời gian nuôi sữa mẹ có thể kéo dài đến năm trẻ 2 tuổi, 3 tuổi, thậm chí là hơn thế.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Ba mẹ nên chờ đến khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn dặm. Thực đơn ăn dặm yêu cầu phải phong phú và đảm bảo dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở nên cần có chế độ ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng.
  • Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm có chứa các.chất bảo quản thực vật, phẩm màu hóa chất. Đảm bảo thức ăn được nấu chín.

XEM THÊM:

Chăm sóc, dinh dưỡng cho bé phù hợp theo từng độ tuổi

  • Luôn có thói quen theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng của các bé để phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ. Các loại thuốc này có tác dụng điều trị bệnh nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
  • Thực hiện tiêm chủng định kỳ và tẩy giun cho các bé.
Các loại rau củ tốt cho chế độ ăn dặm của trẻ
Trẻ suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn hợp lý và khoa học 

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì thế các bậc cha mẹ cần nắm được thông tin và xây dựng chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ.

ăn protein giúp giảm cân

Là Phòng khám hàng đầu ở miền Tây nói chung và ở địa bàn Thị xã Cai Lậy, Cái Bè nói riêng. Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong là địa chỉ tin cậy chuyên khám và điều trị các bệnh lý về Nhi khoa, trong đó có tư vấn Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. Môi trường Phòng khám thân thiện, vệ sinh, vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân đến khám. Để được tư vấn và đặt lịch khám quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài CSKH 02736.519.919 để chúng tôi được phục vụ bạn.

Thời gian phục vụ:

7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 đến 17h00 chiều

Địa điểm:

Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.

Website: phongkhamsaigonmekong.com

Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

2 thoughts on “Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

  1. Pingback: Cách chọn sữa công thức phù hợp với trẻ - Phòng Khám Sài Gòn Mekong

  2. Pingback: Nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Phòng Khám Sài Gòn Mekong

Comments are closed.

ch-n-cho-tr-suy-dinh-dng-nng-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button