Bệnh tiểu đường nghe qua tưởng không có vấn đề lớn nhưng nghiên cứu cho thấy số lượng người mắc bệnh tăng cao, hậu quả lớn, chữa trị lâu dài tốn kém, đặc biệt là người thành phố.
Nghiên cứu kéo dài 30 năm đã đưa ra kết quả đáng lo ngại
Theo số liệu từ Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, cho đến năm 2045, ba phần tư số người bị tiểu đường là thuộc nhóm “cư dân ăn ngọt” sống ở các thành phố, đây là lời cảnh báo quan trọng nếu bạn đang sống ở thành phố để sớm thay đổi tình trạng mắc bệnh đái tháo đường.
Vừa qua, Hội nghị Phòng chống Đái tháo đường Quốc gia (TQ) lần thứ 4 đã phát hành bộ dự án Chương trình khuyến khích truyền thông kiến thức y tế Trung Quốc (Bệnh tiểu đường đã thay đổi ở đô thị 2019) với chủ đề về Đái tháo đường cần được biết đến sớm
Khuyến khích người dân tích cực thúc đẩy phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Bộ công cụ phòng ngừa bệnh tiểu đường sớm được phát hành lần này đã đề xuất các biện pháp can thiệp và ngăn chặn bệnh tiểu đường cho cộng đồng, các nhóm có nguy cơ cao, bệnh nhân và thành viên gia đình của bệnh nhân, bao gồm:
1, Mỗi người cần lưu ý rằng bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa sớm: Cứ 10 người trưởng thành ở Trung Quốc thì có một người bị mắc bệnh tiểu đường, 90% bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa.
2, Các nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên biết sàng lọc sớm: Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm những người trên 40 tuổi, thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, huyết áp cao, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
3, Bệnh nhân tiểu đường nên biết rõ chỉ số mục tiêu kiểm soát đường huyết: Đường huyết lúc đói dưới 7,0 mmol / L, đường huyết dưới 11,1 mmol / L 2 giờ sau bữa ăn.
Cần phải kiểm tra thường xuyên chỉ số đường huyết và lipid; duy trì chế độ ăn uống, tập thể dục khoa học, bỏ việc uống rượu, hút thuốc theo giới hạn đã được khuyến cáo hoặc quy định; kiểm tra thường xuyên các biến chứng của bệnh tiểu đường nếu nhận thấy dấu hiệu liên quan.
4, Thành viên gia đình có người bệnh tiểu đường nên biết cách chăm sóc sức khỏe gia đình: chăm sóc sức khỏe tinh thần của bệnh nhân, chăm sóc bản thân, khám kiểm tra để sàng lọc sớm, duy trì lối sống lành mạnh.
Trong một nghiên cứu kéo dài 30 năm cho thấy việc can thiệp bệnh sớm tốt hơn nhiều so với việc dùng thuốc muộn khi đã có bệnh.
Đây là một nghiên cứu được đánh giá là có một bước đột phá, kết quả nó mang lại gần như đã thay đổi quan điểm của các học giả về phòng chống bệnh tiểu đường.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy dịch bệnh tiểu đường loại 2 sẽ gây tốn kém và có khả năng gây hại lớn.
Nếu chúng ta có thể thực hiện được các biện pháp ngăn chặn, ít nhất là một phần, bằng các biện pháp duy trì lối sống đơn giản, chi phí thấp hơn. Giáo sư Lý Quang Vĩ, Giám đốc Trung tâm Nội tiết và Bệnh tim mạch, Bệnh viện Tim mạch Trung Quốc, Học viện Khoa học Y học Trung Quốc nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 6 năm tại Đại Khánh, Trung Quốc từ năm 1986 đến năm 1992. Tổng cộng có 576 người trưởng thành bị rối loạn dung nạp glucose đã được ghi danh và chia ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng (138 trường hợp) và chế độ ăn kiêng và / hoặc tập thể dục. Nhóm can thiệp lối sống (438 trường hợp).
Sau 6 năm can thiệp lối sống tích cực, các đối tượng được theo dõi tới 30 năm để đánh giá các can thiệp lối sống đối với bệnh tiểu đường, biến cố tim mạch, biến chứng đa vi mạch, tử vong do tim mạch, tử vong do mọi nguyên nhân và tác động của tuổi thọ – cơ sở cho báo cáo nghiên cứu.
Giáo sư Lý Quang Vĩ là người chính chịu trách nhiệm nghiên cứu, cũng chứng kiến khoảng thời gian 30 năm của nghiên cứu này mang lại rất nhiều kết quả.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, GS Lý đã chia kết quả nghiên cứu thành ba giai đoạn: Vào thập kỷ đầu tiên, chúng ta thấy rằng can thiệp lối sống có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Trong thập kỷ thứ hai, chúng ta đã thấy rằng can thiệp có thể làm giảm tử vong do mọi nguyên nhân, tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch và mạch máu não bao gồm nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tử vong đột ngột, không khác biệt về mặt thống kê.
Trong thập kỷ thứ ba, chúng tôi lần đầu tiên chứng minh rằng 6 năm đầu tiên nếu hạn chế hoặc can thiệp tốt thì 30 năm sau vẫn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, giảm tàn tật và thiệt hại về tỉ lệ tử vong do bệnh về tim mạch”.
Tháng 5 vừa qua, một bài báo nghiên cứu được coi là “kết quả lớn” của nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí y khoa có thẩm quyền “Bệnh tiểu đường và Nội tiết Lancet”.
Việc nghiên cứu kéo dài và tổng hợp kết quả trong 30 năm của nhóm GS Lý đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho việc tiếp tục và mở rộng các biện pháp can thiệp lối sống để ngăn chặn đại dịch toàn cầu của bệnh tiểu đường loại 2 và hậu quả của nó.
GS Lý nói rằng các kết quả của nghiên cứu này minh họa cho thấy, bây giờ chúng tôi có nhiều lý do để mở rộng việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường trên quy mô rộng hơn. Nếu chúng ta có thể thực hiện thắng lợi sự can thiệp này ở cấp cộng đồng, nó sẽ làm giảm đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe của bệnh tiểu đường và tim mạch.
*Nguồn: Health/Sohu