Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần

Đối với trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, vì vậy những bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy là tình trạng xảy ra phổ biến. Việc hiểu đúng về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bậc cha mẹ có thêm kiến thức, chủ động trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của trẻ.

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Mặc dù tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhưng khó để xác định chính xác những gì gây ra nó. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn của bé hoặc thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu cho con bú.
  • Sử dụng kháng sinh cho bé, hoặc mẹ sử dụng kháng sinh và cho con bú.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Viêm mãn tính của đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
  • Không dung nạp protein hoặc đường.
  • Hội chứng ruột kích thích.

Thử sức cùng Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?

Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.

2. Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần với những dấu hiệu sau thì có khả năng là trẻ bị tiêu chảy:

  • Số lần đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường của bé.
  • Phân lỏng, tóe nước
  • Phân có bọt.
  • Thay đổi màu sắc.
  • Có nhầy hoặc máu.
  • Có mùi thối.
Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, phân vàng, ngày 3 - 4 lần có phải là tiêu chảy không?
Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, thay đỏi màu sắc có khả năng là trẻ bị tiêu chảy

3. Ảnh hưởng của tiêu chảy đối với sức khỏe trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiều lần cơ thể sẽ bị mất nước và điện giải nhanh chóng. Mất nước có nghĩa là em bé của bạn không có đủ nước hoặc chất lỏng. Theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé để biết các dấu hiệu mất nước, bao gồm:

  • Mắt trũng, khóc không ra nước mắt
  • Ít tã ướt hơn bình thường
  • Ít hoạt động hơn bình thường, thờ ơ
  • Kích thích
  • Môi khô
  • Da khô, nếp gấp da bụng không trở lại hình dạng bình thường ngay sau khi véo nhẹ.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

  • Đầu tiên hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh mất nước
  • Tiếp tục cho con bú nếu bạn đang cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, và em bé của bạn sẽ hồi phục nhanh hơn.
  • Nếu em bé của bạn vẫn có vẻ khát sau hoặc giữa các lần cho ăn, hãy báo với bác sĩ để được hướng dẫn, bác sĩ có thể khuyên các mẹ cho bé uống thêm chất lỏng bổ sung có chứa chất điện giải (oresol)
  • Không tự ý cho bé uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu em bé của bạn đã ăn dặm trước khi tiêu chảy bắt đầu, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho dạ dày, chẳng hạn như: chuối, táo, và ngũ cốc
  • Không cho bé ăn thức ăn khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn, chẳng hạn như: nước ép trái cây, sữa hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Tiêu chảy do vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng do đó những người chăm sóc trẻ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, cho trẻ ăn hoặc thay tã cho trẻ.
chuối
Trường hợp trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn chuối -thực phẩm dễ tiêu hóa

Trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiều lần là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý có thể dẫn đến mất nước, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần theo dõi và liên hệ ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Thời gian phục vụ:

7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 đến 17h00 chiều

Địa điểm:

Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.

Website: phongkhamsaigonmekong.com

Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

cch-x-l-khi-tr-s-sinh-b-tiu-chy-nhiu-ln-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button