Nhận diện dấu hiệu tăng huyết áp – “kẻ giết người thầm lặng”

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính phổ biến, tuy nhiên nó cũng được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó diễn biến thầm lặng, người bệnh hầu như không nhận ra những dấu hiệu của tăng huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh tăng huyết áp.

1. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát). Nguyên nhân của THA có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số trường hợp THA cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm: THA ở tuổi trẻ (<30 tuổi), THA kháng trị, THA tiến triển hoặc ác tính.

Các nguyên nhân thường gặp ở tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

  • Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận
  • Hẹp động mạch thận
  • U tuỷ thượng thận
  • Cường Aldosteron tiên phát (Hội chứng Conn)
  • Hội chứng Cushing
  • Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên
  • Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm Non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid, …)
  • Nhiễm độc thai nghén
  • Yếu tố tâm thần

2. Bảy dấu hiệu cảnh báo tình trạng tăng huyết áp

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh, tuy nhiên tăng huyết áp lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì vậy mà THA còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để nhận biết bạn có bị tăng huyết áp hay không đó là thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân cũng mắc tăng huyết áp.

Nếu huyết áp của bạn tăng cao, sẽ có một số dấu hiệu tăng huyết áp mà bạn cần chú ý:

  • Nhức đầu
  • Chảy máu mũi
  • Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc
  • Tê hoặc ngứa ran các chi
  • Buồn nôn và nôn
  • Choáng và chóng mặt
  • Đau tim

Ngoài ra huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Nhận diện dấu hiệu tăng huyết áp- “kẻ giết người thầm lặng”
Nhức đầu, choáng và chóng mặt là dấu hiệu của tăng huyết áp

3. Bệnh tăng huyết áp sẽ “tấn công” những ai?

  • Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp đi cùng với tuổi, đặc biệt ở người từ 45 tuổi trở lên
  • Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng cao nếu trong gia đình bạn cũng có người bị tăng huyết áp
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng cao thì bạn cần nhiều máu hơn để cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô, cơ quan. Khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên, thì áp lực máu lên thành động mạch cũng tăng theo.
  • Không vận động thường xuyên: Những người ít vận động thường có xu hướng nhịp tim cao hơn, khi nhịp tim càng cao, tim bạn phải hoạt động mạnh hơn, với mỗi cơn co thắt, lực tác động lên động mạch càng lớn khiến huyết áp cao hơn. Thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.
  • Hút thuốc lá: Việc hút thuốc không chỉ làm tăng huyết áp tạm thời mà những chất hoá học trong khói thuốc còn gây phá huỷ thành mạch, điều này khiến lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
  • Ăn nhiều muối: quá nhiều muối trong khẩu phần ăn khiến cơ thể bạn tăng giữ nước, gây tăng huyết áp.
  • Thiếu Kali trong khẩu phần ăn: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bạn, nếu không cung cấp đủ kali, bạn sẽ bị tích lũy quá nhiều natri trong máu.
  • Uống nhiều bia, rượu: rượu bia gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim do huyết áp.
  • Stress: Căng thẳng nhiều cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời.
  • Mắc các bệnh mạn tính: một số bệnh mạn tính cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp như bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ, …

4. Tăng huyết áp gây nên những biến chứng gì?

Huyết áp cao không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng sau:

  • Đau tim, đột quỵ: tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch ( xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác
  • Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim
Nhận diện dấu hiệu tăng huyết áp- “kẻ giết người thầm lặng”
Đau tim, đột quỵ, suy tim đều là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của tăng huyết áp
  • Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi THA
  • Xuất huyết võng mạc
  • Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn.chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
  • Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông.đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.

5. Điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính nên cần theo dõi thường xuyên, điều trị.đúng và đủ hàng ngày, theo dõi lâu dài. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo phác đồ bác sĩ.thì thay đổi lối sống cũng là biện pháp điều trị được áp dụng cho mọi.bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển bệnh, phòng biến chứng; Quá trình theo dõi có thể giảm dần số thuốc cần dùng khi huyết áp kiểm soát tốt.

Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp bao gồm:

  • Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng, giảm ăn mặn, tăng cường.rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no
  • Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng với.chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ
  • Hạn chế uống rượu, bia
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ.hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh bị lạnh đột ngột.
  • Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng.nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp giúp việc điều trị bệnh đơn giản hơn.

Là Phòng khám hàng đầu ở miền Tây nói chung và ở địa bàn Thị xã Cai Lậy nói riêng. Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong là địa chỉ tin cậy chuyên khám và điều trị bệnh tăng huyết áp ở Cai Lậy. Môi trường Phòng khám thân thiện, vệ sinh, vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân đến khám. Để được tư vấn và đặt lịch khám quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài CSKH 02736.519.919 để chúng tôi được phục vụ bạn.

Thời gian phục vụ:

7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 sáng đến 17h00 chiều

Địa điểm:

Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.

Website: phongkhamsaigonmekong.com

Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong

nhn-din-du-hiu-tng-huyt-p-k-git-ngi-thm-lng
Call Now Button