Điều trị các bệnh lý cơ xương khớp bằng kỹ thuật tiêm nội khớp

Để điều trị bệnh cơ xương khớp, nhiều người sử dụng các phương pháp toàn thân như uống thuốc, truyền tĩnh mạch, tiêm bắp… Bên cạnh đó, kỹ thuật tiêm nội khớp cũng được xem là cách điều trị tại chỗ hiệu quả khi được bác sĩ chỉ định và thực hiện đúng kỹ thuật.

1. Tiêm nội khớp là gì?

Tiêm nội khớp là một thủ thuật chi phí ít, mang lại hiệu quả điều trị cao trong điều trị bệnh cơ xương khớp. Tuy nhiên việc chỉ định cần thận trọng, thực hiện đúng kỹ thuật, đúng loại thuốc tiêm, vô trùng tuyệt đối để tránh các biến chứng không mong muốn.

Tiêm nội khớp có các chỉ định chính là tiêm corticoid hoặc acid osmic nội khớp, giúp giảm phản ứng viêm, giảm tăng sinh màng hoạt dịch. Ngoài ra còn có tiêm acid hyaluronic cũng được xem như một liệu pháp bổ sung chất nhầy hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.

Nhìn chung, tiêm nội khớp có các tác dụng như sau:

  • Chống viêm và đạt nồng độ thuốc tại chỗ tối đa mà không cần dùng thuốc chống viêm toàn thân;
  • Hiệu quả trong điều trị bệnh cơ xương khớp vì ức chế 2 chất cytokine và protease do viêm màng hoạt dịch giải phóng, giúp giảm đau nhanh.

2. Chỉ định và chống chỉ định tiêm nội khớp

2.1. Trường hợp chỉ định tiêm nội khớp

Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm nội khớp corticoid trong các trường hợp sau:

  • Các bệnh lý xương khớp có tổn thương viêm màng hoạt dịch không do nhiễm khuẩn (viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên…);
  • Viêm bao thanh dịch, kén Baker (kén màng hoạt dịch);
  • Viêm điểm bám gân (ở khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay);
  • Thoái hóa khớp giai đoạn sớm.

Chỉ định tiêm nội khớp acid hyaluronic trong các trường hợp:

  • Thoái hóa khớp gối, khớp vai (hoặc khớp háng, khớp bàn tay, ngón tay…) nhưng hiện ở nước ta mới chỉ áp dụng tiêm tại khớp vai và khớp gối.

2.2. Trường hợp chống chỉ định tiêm nội khớp

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chống chỉ định với tiêm nội khớp, đó là:

  • Vùng da của bệnh nhân nóng đỏ do mới đắp thuốc;
  • Bị nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng trên da hoặc gần vị trí tiêm, viêm mô tế bào, áp-xe…;
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông;
  • Bệnh nhân sử dụng khớp nhân tạo;
  • Bị chấn thương khớp hoặc loãng xương tại chỗ;
  • Bệnh nhân có chỉ số đường huyết không ổn định, cao huyết áp;
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch;
  • Bị dị ứng với thuốc tiêm.

Trong đó cần đặc biệt thận trọng khi tiêm corticoid với những bệnh nhân bị cao huyết áp, đái tháo đường. Riêng các trường hợp này cần phải điều trị ổn định trước khi tiêm và theo dõi sau tiêm sát sao để kiểm soát phản ứng.

tiêm nội khớp
Chỉ định tiêm nội khớp được bác sĩ đưa ra sau khi đã thăm khám và thực hiện cận lâm sàng cần thiết

3. Các nguy cơ biến chứng khi tiêm nội khớp

Sau khi tiêm nội khớp, có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng tại vị trí tiêm trong vòng 24 giờ (sưng đau, nóng, đỏ…). Với trường hợp này bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau. Nếu nặng hơn gây nhiễm trùng cần xử lý nhiễm trùng tại chỗ và xem lại các khâu thực hiện.

Nếu bệnh nhân tiêm điểm bám gân, một số trường hợp xảy ra tình trạng teo da, cơ, thay đổi màu da tại vùng tiêm. Có thể hạn chế biến chứng này bằng cách tiêm đúng kỹ thuật, không để thuốc trào ra phần da, không chọc kim vào chỗ đã có tổn thương da, không tiêm lại vào vị trí cũ. Mặc dù tai biến này không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.

Tóm lại, tiêm nội khớp là một thủ thuật chi phí ít, mang lại hiệu quả điều trị cao trong điều trị bệnh cơ xương khớp. Tuy nhiên việc chỉ định cần thận trọng, thực hiện đúng kỹ thuật, đúng loại thuốc tiêm, vô trùng tuyệt đối để tránh các biến chứng không mong muốn.

iu-tr-cc-bnh-l-c-xng-khp-bng-k-thut-tim-ni-khp-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button