Chín mé là gì? Mắc bệnh chín mé có khỏi được không?

Căn bệnh chín mé là hiện tượng đầu ngón tay hoặc ngón chân của người bệnh bị nhiễm trùng da, có xuất hiện mủ hoặc áp xe. Nếu như bệnh không được vệ sinh sạch sẽ và điều trị đúng cách thì sẽ có nguy cơ tái phát nhiều lần và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Chín mé là căn bệnh nhiễm trùng da phổ biến, trong đó chín mé ngón tay là xuất hiện nhiều nhất ở người bệnh. Tuy bệnh để lại vết thương nhỏ nhưng để lâu thì hậu quả càng to, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến xương khớp, nặng hơn là phải phẫu thuật hoặc tử vong. Vậy chín mé là gì? Cách chữa bệnh chín mé như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Sài GÒn Mekong tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chín mé là gì?

Chín mé là căn bệnh ngoài da thường xuất hiện ở đầu ngón tay. Bệnh xảy ra là do vi sinh vật xâm nhập vào bên trong cơ thể qua vết thương hở ở trên da hoặc phát triển từ viêm quanh móng cấp tính.

Chín mé là gì? Chín mé là bệnh nhiễm trùng ngoài da
Chín mé là căn bệnh ngoài da thường xuất hiện phổ biến ở đầu ngón tay

Bệnh chín mé có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh tay không sạch sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng chui vào bên trong cơ thể. Bệnh nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ rất khó để chữa khỏi sau này, gây ra nhiều biến chứng như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết, nặng hơn là tử vong.

2. Nguyên nhân gây bệnh chín mé là gì?

Chín mé xuất hiện là do người bệnh không thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhưng cũng có một số nguyên nhân khác như:

  • Thường xuyên làm móng tay, móng chân.
  • Mang giày cao gót thường xuyên.
  • Chơi các môn thể thao dễ gây ra chấn thương đầu ngón tay, ngón chân.
  • Mắc bệnh béo phì.
  • Người đang điều trị bệnh HIV.
  • Những người hay cắn móng tay.
Nguyên nhân gây bệnh chín mé là gì?
Những người hay có thói quen cắn móng tay rất dễ mắc bệnh chín mé

3. Triệu chứng của bệnh chín mé

Thông thường, bệnh sẽ phát triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Trong khoảng từ 1 đến 3 ngày đầu, người bệnh sẽ thấy đầu ngón tay, ngón chân có hiện tượng bị sưng phồng, nổi mẩn đỏ và ngứa. Sau đó bắt đầu cảm thấy đau nhức khó chịu và bị cứng ngón, khó cử động được.
  • Giai đoạn 2: Trong khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, bệnh bắt đầu lây lan ra xung quanh ngón, làm cho người bệnh cảm thấy căng tức, nhức nhối, đau giật theo nhịp mạch đập, cơ thể bị sốt nhẹ.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn nặng, bắt đầu hiện mủ ở những chỗ sưng đỏ lúc đầu.

4. Nên làm gì khi bị mắc bệnh chín mé?

Khi thấy bản thân mắc bệnh chín mé thì nên vệ sinh sạch sẽ chỗ bị chín mé để tránh hiện tượng bị nhiễm trùng thêm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho tay hàng ngày để ngăn ngừa bệnh xuất hiện

Đối với những người bị bệnh ở giai đoạn nặng có xuất hiện mủ thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh. Nếu như vết thương bị sưng và đau nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành rạch thoát mủ, dẫn lưu, dùng kháng sinh hoặc chụp X-quang để chẩn đoán chính xác tiến triển của bệnh.

Để phòng bệnh chín mé ngón tay xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh hàng ngày chân tay bằng nước sạch.
  • Không nên ngâm chân trong nước quá lâu.
  • Không nên đi chân đất để tránh cát bụi dính vào kẽ các ngón chân.
  • Khi cắt móng tay hoặc móng chân, bạn đừng cắt quá sát vào da và đừng tự lấy khóe quá sau ở hai cạnh của ngón tay và ngón chân nếu như không có kinh nghiệm.
  • Không nên cắt móng tròn mà nên cắt móng thẳng nhằm bảo vệ da.
  • Hạn chế mút tay và cắn móng tay.
  • Đối với nhân viên y tế: Nên đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt là khi phải tiếp xúc với dịch tiết.

5. Các phương pháp dân gian chữa bệnh chín mé đơn giản tại nhà

Bệnh chín mé có thể được điều trị bằng thuốc tây y thông qua đường bôi. Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành khá là đắt và không phải ai cũng hợp dùng thuốc tây y nên mọi người thường ưa chuộng phương pháp dân gian để chữa bệnh hơn. Lý do là vì nó có hiệu quả điều trị khá tốt, không để lại di chứng hay tác dụng phụ trên cơ thể của người bệnh.

Một số bài thuốc dân gian mà người bệnh có thể tham khảo như:

  • Đắp lá đu đủ;
  • Đắp lá táo;
  • Đắp lá và ngọn khoai lang;
  • Đắp tỏi, tỏi đen (lưu ý không dùng phương pháp này nếu như tay chân người bệnh đã xuất hiện mủ);
  • Ngâm nước ấm;
  • Ngâm nước dấm;
  • Ngâm muối Epsom;
  • Sử dụng kem đánh răng, chanh,…

Tuy có khá là nhiều cách để chữa bệnh nhưng bạn chỉ nên áp dụng 1-2 cách và cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả cũng như xác định được giai đoạn mắc bệnh. Nếu như bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu thì hiệu quả sẽ cao và bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Nhưng nếu bệnh bắt đầu có mủ thì bạn không nên chữa bệnh ngay tại nhà mà nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời.

chn-m-l-g-mc-bnh-chn-m-c-khi-c-khng-phng-khm-si-gn-mekong
Call Now Button