Dưới đây là một số bệnh lý gây ra tình trạng tê bì bàn tay, giảm chức năng bàn tay thường gặp với biểu hiển triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị khác nhau tương ứng.
1.HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY (Carpal Tunnel Syndrome)
Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép.khi đi ngang qua Ống cổ tay, hậu quả là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác, thậm chí gây teo.cơ, yếu cơ, giảm chức năng vận động của vùng bàn tay thuộc chi phối của dây thần kinh giữa..
Dây thần kinh Giữa là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay. Đây là sợi ngoại biên bắt nguồn từ nhóm rễ thần kinh ở tủy cổ. Dây thần kinh giữa đi xuống cánh tay và cẳng tay, chui qua đường.hầm ống cổ tay và đi vào bàn tay.
Chức năng của dây thần kinh giữa là cảm nhận cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Đồng thời, dây thần kinh giữa cũng chịu trách nhiệm.vận động cho các cơ xung quanh gốc ngón tay cái. Khi bị chèn ép, các chức năng của thần kinh Giữa bị hạn chế, biểu hiện ra các triệu chứng của Hội chứng Ống cổ tay.
1.1 Nguyên Nhân Gây Ra Hội Chứng Cổ Tay
- Hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay có thể bao gồm:
- Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc gấp duỗi quá mức bàn tay và cổ.tay: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động hoặc các động tác cần phải uốn cong, gấp duỗi quá mức.của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài
- Sau tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh.hay cả các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương làm thay đổi không gian trong Ống cổ tay.
1.2 Yếu tố, Đối tượng nguy cơ của hội chứng ống cổ tay
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, điều này.có thể do phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.
- Thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay.
- Các bệnh lý đi kèm: Tổng trạng Béo phì, bệnh Đái Tháo đường, viêm khớp, cường giáp.là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay.
- Các công việc liên quan đến việc lặp lại cùng một động tác cổ tay trong một thời gian dài. Những công việc đó có thể là: Công nhân dây chuyền lắp ráp, Tài xế lái xe, Thợ thủ công, Thợ làm.bánh, Thợ cắt tóc, Thu ngân, Thư ký-đánh máy, Nhạc công…
- Do đó, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở tuổi trung niên, những người làm.các nghề phải vận động cổ tay nhiều như có tỉ lệ cao mắc tình trạng này. tê bì bàn tay
1.3 Biểu Hiện Của Hội Chứng Ống Cổ Tay
Rối loạn về cảm giác:
Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì bàn tay, dị cảm, đau buốt do kim châm hoặc rát bỏng ở vùng.da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út), các triệu chứng này.biểu hiện từ cổ tay đến các ngón, Các triệu chứng thường tăng về đêm hay khi thực hiện các động tác gấp duỗi cổ tay, đặc.biệt trong thời gian dài như lái xe, đánh máy,…
Rối loạn về vận động:
Triệu chứng này xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh do dây thần kinh giữa bị tổn thương.dẫn đến tình trạng teo mô cái, yếu liệt các cơ do dây thần kinh giữa chi phối. Một số biểu hiện thường gặp là cầm nắm khó, các động tác.khéo léo của bàn tay giảm, hay đánh rơi đồ vật, bệnh nhân khó khăn trong việc thực hiện.các động tác có thể dễ dàng thực hiện hằng ngày.
1.4 Chẩn Đoán Hội Chứng Ống Cổ Tay
Để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ phối hợp.giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào:
- Các triệu chứng rối loạn cảm giác, rối loạn về vận động Bàn tay như đã nói ở trên.
Kết hợp với các cận lâm sàng:
- Siêu âm cổ tay: Xác định tình trạng viêm dây thần kinh giữa dựa vào kích thước thiết diện cắt ngang trên siêu âm.
- Đo dẫn truyền điện thần kinh: là phương pháp để chẩn đoán xác định hội chứng.ống cổ tay cũng như mức độ tổn thương dây thần kinh giữa.
- X- quang cổ tay: có vai trò trong việc loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây.đau tương tự hoặc tìm nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay.
1.5 Phương Pháp Điều Trị Hội Chứng Ống Cổ Tay
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Các phương pháp chữa trị gồm:
Điều trị Không Phẫu Thuật ( thường áp dụng cho Bệnh nhân đến sớm, ở Giai đoạn Nhẹ, Trung bình):
- Nẹp giữ cố định cổ tay
- Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau tay
- Uống các thuốc giảm đau, chống viêm
- Tiêm corticosteroid vào Ống cổ tay tê bì bàn tay
- Chữa các bệnh lý kết hợp gây nặng thêm tình trạng viêm Ống cổ tay.
Điều trị phẫu thuật: Áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn Nặng, có dấu hiệu Tê nhiều, rối.loạn cảm giác, Teo cơ hoặc đã điều trị Không Phẫu Thuật không thuyên giảm.
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được Chẩn đoán và điều trị sớm, hội chứng.ống cổ tay có thể gây những biến chứng như teo cơ, tàn phế, hạn chế hay thậm chí mất chức năng Bàn tay … Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám sớm để được xử trí kịp thời khi có các biểu hiện của bệnh.
2.HỘI CHỨNG KÊNH THẦN KINH TRỤ (Guyon’s cannal syndrome)
Hội chứng Kênh Thần kinh Trụ (Guyon’s cannal syndrome) là tình trạng dây thần kinh.Trụ bị chèn ép khi đi qua Kênh Thần kinh Trụ (Kênh Guyon) ở cổ tay.
Khi dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây các biểu hiện tê bàn tay và.teo cơ bàn tay trên lâm sàng tùy theo vị trí Thần kinh Trụ bị chèn ép.
2.1 Nguyên Nhân, Yếu Tố Nguy Cơ: tượng tự Hội chứng Ống Cổ Tay
Triệu Chứng: Hội chứng kênh Guyon sẽ xuất hiện trên cơ thể của người bệnh.tùy thuộc vào vị trí chèn ép của dây thần kinh Trụ, Thường biểu hiện như sau:
- Người bệnh bị giảm cảm giác, tê bì tay ở ngón V và nửa ngón số IV.
- Yếu, Giảm sự Khéo léo của Bàn tay, hay đánh rơi đồ vật .
- Nếu tổn thương nặng hơn trong những tình huống đến muộn sẽ dẫn đến triệu chứng bàn tay vuốt trụ. (Teo các cơ Bàn tay, teo cơ Ngón Cái, Phần đốt xa ngón IV, V co lại hơn các ngón khác)
2.2 Cận Lâm Sàng Và Chẩn Đoán
Chẩn đoán hội chứng kênh Guyon chủ yếu dựa vào việc thăm khám lâm sàng thần kinh.
Một số Cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán có thể cần thực hiện bao gồm: Đo điện.cơ, Siêu âm Kênh Thần kinh Trụ, chụp XQ xương cổ bàn tay, MRI…
2.3 Điều Trị
– Điều trị Không Phẫu Thuật:
- Bất động cổ tay,
- Cố định cổ tay ở tư thế chức năng vào ban đêm hoặc cả ngày;
- Vật lý trị liệu; tê bì bàn tay
- Sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs);
- Tiêm steroid vào Kênh Thần kinh Trụ. Các triệu chứng cải thiện dần sau 4 – 6 tuần điều trị.
– Phẫu thuật:
- Thực hiện đối với những trường hợp Nặng ( Bệnh nhân bị Tê, dị cảm nhiều, Teo cơ).
- Khi điều trị Không Phẫu Thuật: không hiệu quả
Là Phòng khám hàng đầu ở miền Tây nói chung và ở địa bàn Thị xã Cai Lậy, Cái Bè nói riêng. Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong là địa chỉ tin cậy chuyên khám và điều trị các bệnh lý gây tê bì, giảm chức năng bàn tay. Môi trường Phòng khám thân thiện, vệ sinh, vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân đến khám. Để được tư vấn và đặt lịch khám quý vị vui lòng liên hệ qua tổng đài CSKH 02736.519.919 để chúng tôi được phục vụ bạn.
Thời gian phục vụ:
7 Ngày trong tuần: Từ 06h30 sáng đến 17h00 chiều
Địa điểm:
Phan Văn Khỏe, Khu phố 1, Phường 1, Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang.
Website: phongkhamsaigonmekong.com
Facebook: Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Mekong